Du lịch Quy Nhơn – Đến với vùng đất biển xanh, cát trắng, nắng vàng du khách không chỉ chiêm ngưỡng một khung cảnh nên thơ mà ở đó được chung vui, hòa mình vào những văn hóa lễ hội Quy Nhơn. Được mệnh danh là ‘Miền đất võ’ là cái nôi của nghệ thuật bài chòi, tuồng cùng các làng nghề truyền thống đậm văn hóa Bình Định.
Vùng đất biển này không chỉ thu hút khách du lịch tour Quy Nhơn bởi những thắng cảnh nổi bật mà ở đó những dải cát trắng được vỗ về chăm sóc bởi những cánh sóng dào dạt. Cũng bởi vậy mà bao đời nay Bình Định được nhắc đến là ‘vùng đất thi nhân’, nơi những tâm hồn nghệ sĩ được bay bổng được thả hồn vào gió như Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Yến Lan…
Du lịch Quy Nhơn khám phá lễ hội vùng miền
Quy nhơn hằng năm thu hút một lượng khách lớn đến với vùng biển, cảnh quan xinh đẹp này để được tận hưởng không khí biển vui tươi, nhẹ nhàng. Với số lượng lớn khách du lịch Quy Nhơn hằng năm khách sạn và các dịch vụ ở Quy Nhơn cũng rất phát triển. Khi đến Quy Nhơn không những thăm quan những địa điểm thú vị mà khách du lịch còn được hòa vào những lễ hội vô vùng đặc sắc.
Hội làng Thị Tứ
Du lịch Quy Nhơn đến với làng Thị Tứ thuộc trấn Đập Đá, huyện An Nhơn. Là làng có truyền thống làm rèn và chạm vàng tạy. Lễ hội hằng năm được tổ chức vào ngày 12 tháng 2 âm lịch để tưởng nhớ công ơn của ông Đào Giã Tương, ông tổ của nghề rèn đã có công truyền nghề cho dân làng. Lễ hội diễn ra ở nhà thờ họ Đào để cúng lễ tổ sư nghề rèn, cỗ bàn rất linh đình. Sau lễ tế có ca hát, vui chơi, văn nghệ
Lễ hội Đống Đa – Tây Sơn
Đây là lễ hội lớn để tưởng nhớ vị anh hùng áo vải Quang Trung- Nguyễn Huệ – các thủ lĩnh của phong trào Tây Sơn và kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa (năm 1789). Lễ hội được tổ chức trọng thể, hoành tráng vào ngày mùng 5 tháng Giêng Âm lịch hàng năm tại thị trấn Phú Phong – Tây Sơn. Ngoài nghi lễ truyền thống, trong lễ hội còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa dân gian như: Biểu diễn võ thuật Tây Sơn, trống trận Tây Sơn, đua thuyền, các trò chơi dân gian, hát bội… thu hút hàng vạn khách tour du lịch Quy Nhơn từ khắp mọi miền đất nước tham dự.
Lễ cúng cá ông
Ở Bình Định, ngoài các lễ hội miền xuôi hay miền núi còn có ngày hội cầu ngư của nhân dân các xã ven biển. Tồn tại từ lâu đời, lễ hội cầu ngư là nét đẹp văn hóa truyền thống vô cùng độc đáo của ngư dân. Nó phản ánh đời sống văn hóa tinh thần phong phú và những tín ngưỡng mang màu sắc huyền bí trên sóng nước.
Khách du lịch tour Quy Nhơn nếu đi vào ngày 15 tháng 3 âm lịch thì sẽ có lễ hội cúng Cá Ông tại các đền thờ cá Ông. Theo truyền thuyết, Cá Ông thường cứu giúp thuyền và người bị nạn trên biển. Cũng với các nghi lễ truyền thống, dịp này còn có múa hát bả trạo, hát bội.
Lễ hội Đổ Giàn
Du lich Quy Nhon – Lễ hội Đổ Giàn diễn ra vào ngày rằm tháng 7 các năm Tỵ, Dậu, Sửu,… người dân huyện An Nhơn và các huyện lân cận thường đổ về làng An Thái, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định để dự lễ Vu Lan, xem hát bội và những cuộc thi tài.
Tuy nhiên, trong toàn bộ lễ hội, hấp dẫn và cuốn hút nhiều người là hội xô cỗ (người Việt gọi là xô giàn, về sau gọi thành đổ giàn). Người ta thiết lập một cái đàn cúng cao, trên đó người ta đặt đàn cúng thần gồm: hương, hoa, trà, quả, cỗ gạo, bánh và đặc biệt là cỗ heo nặng khoảng độ vài mươi ký.
Sau những nghi thức cúng lễ cổ truyền, vị chủ tế tuyên bố xô giàn, cho phép cuộc tranh tài bắt đầu. Các võ đường cùng nhau tìm thế tranh lấy con heo, tour du lich Quy Nhon. Sau đó phải luồn lách, lao ra khỏi đám đông, mang con heo chạy về địa điểm an toàn đã định. Tất nhiên, mỗi nhóm tranh tài đã có phân công người bảo vệ, cản ngăn những đối thủ lợi hại khác có thể giật lại ngay trên tay. Hội đổ giàn của An Thái bao giờ cũng thu hút người tham dự đông và nghi thức xô cỗ đổ giàn được xem trọng nhất.
Hội An Thái
Tổ chức vào ngày 15 tháng 7 âm lịch hàng năm tại chùa Bà, làng An Thái, huyện An Nhơn. Ngoài ý nghĩa lễ Vu Lan – lễ báo hiếu nhà Phật, đây còn là hội đua tài của các võ sĩ của các làng võ trong vùng. Trong lễ hội có nhiều sinh hoạt văn hoá, đặc biệt là hát bội. Phần chính của hội là tranh tài cướp heo quay, vật cúng thần từ trên giàn cao tung xuống mang về cho làng mình. Người thắng cuộc là người được nhân dân quý trọng.
Như vậy, mới ngẫm nét đẹp văn hóa trong văn hóa lễ hội Quy Nhơn còn rất nhiều nhưng chưa được ẩn sâu và khám phá. Chỉ những du khách du lịch Quy Nhơn thực sự muốn trải nghiệm hết sự tinh túy của nền văn hóa vùng duyên hải,… mới có thể tìm ra những vẻ đẹp còn xót lại chưa có sự đụng chạm của công nghệ và hiện đại.