Trang chủ Tin Du Lịch Hành trình khám phá vẻ đẹp Chùa Bái Đính nổi tiếng khắp...

Hành trình khám phá vẻ đẹp Chùa Bái Đính nổi tiếng khắp Việt Nam

0
303

Chùa Bái Đính là một trong những ngôi chùa có diện tích lớn nhất Việt Nam. Không chỉ đơn thuần là địa điểm du lịch nổi tiếng, mà đây còn là điểm đến tâm linh ý nghĩa. Nơi đây làm say lòng du khách bởi nét cổ điển, tâm linh hòa quyện cùng bức tranh thiên nhiên tươi mới, sắc màu.

Chính vì lẽ đó, điểm du lich Chua Bai Dinh luôn nằm trong top những địa điểm du xuân hấp dẫn miền bắc. Hãy cùng Du Lịch Việt chiêm ngưỡng vẻ đẹp ngôi chùa cổ này, và lên cho mình hành trình khám phá trọn vẹn địa điểm du lịch nổi tiếng này nhé.

 

Thời gian đi tour du lịch Chùa Bái Đính thích hợp nhất

 

Chùa Bái Đính nằm ở cửa ngõ phía Tây kinh đô Hoa Lư xưa, tọa lạc tại xã Gia Sinh, Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Ngôi chùa cổ chỉ cách Hà Nội tầm 93 km, du khách có thể kết hợp tham quan chùa trong chuyến du lịch Hà Nội lễ 2/9 của mình. Sau đó ghé thăm quần thể Danh thắng Tràng An nổi tiếng được UNESCO công nhận là Di sản thế giới hỗn hợp của Việt Nam.

 

 

 

Chùa Bái Đính luôn nằm trong top những địa điểm du xuân hấp dẫn miền Bắc

Tour du lịch Chùa Bái Đính được đặt nhiều nhất thường vào từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. Đây là khoảng thời gian có thời tiết mùa xuân ấm áp, muôn hoa đua nở. Đồng thời bạn có thể kết hợp du xuân, lễ chùa cầu may, cùng tham gia các lễ hội lớn ở Chùa Bái Đính, Tràng An. Tuy nhiên đây cũng là mùa du lịch cao điểm nên rất đông khách tham quan. Vậy nên nếu bạn thích sự nhẹ nhàng, yên tĩnh hơn, không muốn phải bon chen, du khách có thể tham quan chùa vào những khoảng thời gian khác trong năm.

 

Những kỷ lục của ngôi chùa cổ Bái Đính

 

Chùa Bái Đính tọa lạc trên khuôn viên rộng đến 700ha. Khu chùa nằm ở lưng chừng núi Đính, chùa lấy động núi thờ Phật. Ngôi chùa cổ có hơn 20 hạng mục công trình kiến trúc, bao gồm cả khu chùa cổ và mới. 

Những kỷ lục Việt Nam Chùa Bái Đính lưu giữ như bộ tượng A Nan – Ca Diếp bằng đồng (mỗi tượng cao 9m, nặng 30 tấn)  lớn nhất Việt Nam, bộ tượng Tam Thế bằng đồng lớn nhất; tượng ông Khuyến Thiện và Trừng Ác bằng đồng nặng nhất (mỗi tượng nặng 12 tấn), tượng Phật Thích Ca bằng đồng dát vàng cao và nặng nhất; giếng Ngọc đường kính 30m, sâu 10m lớn nhất; chùa có nhiều cây bồ đề nhất, với 100 cây được trồng vào dịp Đại lễ Vesak 2008,… 

 

 

 

Tượng Di Lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á tại Chua Bai Dinh

Đặc biệt hơn, Chua Bai Dinh còn sở hữu tượng Di Lặc bằng đồng nặng 80 tấn, cao 10m lớn nhất Đông Nam Á; ngôi Bảo tháp 13 tầng cao nhất Đông Nam Á ; hành lang La Hán 1.052m dài nhất châu Á, với 500 tượng, mỗi tượng cao đến 2,5m, nặng đến 2,5 tấn.

Khu Chùa Bái Đính mới có kiến trúc hoành tráng, được xây dựng ở phía tây bắc núi Đính, mang đậm bản sắc phương Đông. Khu chùa gồm các kiến trúc xây dựng theo đường chính đạo trên địa hình từ thấp lên cao: cổng Tam quan đến  hành lang La Hán, tháp chuông, tiếp theo là điện thờ Quan Thế Âm Bồ Tát, điện Pháp Chủ, cuối cùng là điện Tam Thế trên nơi cao nhất.

 

Ngôi chùa mang dấu ấn địa linh nhân kiệt

 

Chùa Bái Đính được biết đến là vùng đất địa linh nhân kiệt. Quốc sư Nguyễn Minh Không thời nhà Lý tu Phật  tại đây, và đặt tên cho núi, cho chùa. Sinh thời, ông là một thầy thuốc tận tâm, tài ba, là một nhà sư tài cao đức trọng. Ông đã dừng lại nơi đây để tu hành và biến nơi đây thành vườn sinh dược để cứu sinh độ thế.

Nguyễn Minh Không còn được ca tụng là thần y khi chữa bệnh “hóa hổ” cho nhà vua Lý Thần Tông. Vua Lý Thần Tông sau khi khỏi bệnh đã phong ông là Quốc sư, tha thuế dịch cho vài trăm hộ. Nguyễn Minh Không trở thành vị cao tăng đứng đầu của triều đại nhà Lý, cũng là người đầu tiên áp dụng phương pháp chữa bệnh bằng thuốc Nam, châm cứu.

 

Du lịch Chùa Bái Đính với các địa điểm linh thiêng

 

Hang sáng, động tối

 

 

 

Hang sáng, Động tối – địa điểm thu hút trong tour chùa Bái Đính

Trong chuyến du lịch Chùa Bái Đính, để đến được hang sáng, động tối, du khách phải vượt qua 300 bậc đá lên tới cổng tam quan, bên cạnh dốc có một ngã ba là lối dẫn hang sáng và động tối. Hang sáng thờ Thần và Phật, ngay ngoài cửa đặt tượng hai vị thần uy nghiêm, sâu bên trong là nơi đặt tượng thờ Phật. Hang rộng 15m, sâu 25m, cao khoảng hơn 2 m. Phía bên động tối được bố trí hệ thống đèn chiếu sáng huyền ảo, các mảng đá thạch nhũ hình thành theo mạch nước ngầm. Ở giữa có giếng nước tự nhiên điều hòa không khí. Nơi đây đặt tượng thờ mẫu và các vị tiên.

 

Ghé thăm đền thờ thánh Nguyễn

 

Ngôi đền được xây dựng theo thế tựa núi nhìn sông, đặt tượng thờ thiền sư Nguyễn Minh Không. Ông không chỉ là một danh y nổi tiếng, mà ông còn được tôn là tổ sư nghề đúc đồng. Ông đã cất công nghiên cứu, tìm hiểu nguồn gốc văn minh Đông Sơn thời Việt cổ, với mong muốn khôi phục nghề đúc đồng truyền thống đã mai một.

Ngôi đền được xây dựng theo kiến trúc tiền nhất, hậu công. Phần phía trước được thiết kế theo theo kiểu chữ Nhất, phần phía sau thiết kế theo kiểu chữ Công vững chãi tạo dáng kiến trúc truyền thống hài hòa. Còn rất nhiều địa điểm hấp dẫn, những đặc sản và lễ hội thú vị đang chờ bạn khám phá. Nếu bạn muốn thư thái tâm hồn, quên đi những muộn phiền cuộc sống, đừng bỏ qua điểm du lịch chùa Bái Đính nhé.